Tăng cường sản phẩm du lịch gắn với tuyến điểm tham quan tại Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ (còn gọi là Thành Tây Đô, Thành Tây Giai, Thành An Tôn) thuộc địa phận 2 xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới được xây dựng vào năm 1397 dưới triều Hồ. Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, ngày 27-6-2011, Thành Nhà Hồ chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, Thành Nhà Hồ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa.
Đa dạng sản phẩm du lịch trong vùng di sản
Đến thăm di sản Thành Nhà Hồ ngắm nhìn bức tường thành dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn sừng sững giữa đất trời, càng cảm thấy khâm phục, ngưỡng mộ tài năng của cha ông ta thủa trước. Trong khu vực di sản, những hàng cây xanh tỏa bóng mát, không gian được bố trí, sắp xếp khéo léo, tạo nên sức hấp dẫn thu hút du khách, Nhân dân đến thăm.
Để phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan của du khách, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã chuẩn bị chu đáo từ công tác bảo vệ, bố trí hướng dẫn viên thuyết minh, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch COVID-19; bố trí bãi đỗ xe hợp lý, dịch vụ giải khát, quầy giới thiệu đặc sản địa phương. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đã và đang được triển khai trong khu vực di sản, được du khách yêu thích. Hiện nay, trung tâm đã đưa vào khai thác trưng bày “Không gian văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô”, với mục đích trưng bày và giới thiệu đến công chúng, nhất là thế hệ trẻ hiểu hơn về nông cụ canh tác truyền thống, về đời sống mộc mạc chân chất, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người nông dân, chứa đựng những nét sinh hoạt văn hóa dung dị, thuần phát của con người, của làng quê Việt Nam góp phần chung tay gìn giữ những giá trị di sản văn hóa vật chất, tinh thần và những tinh hoa của tiền nhân.
Ngoài phòng trưng bày bổ sung các di vật, hiện vật liên quan đến vương triều Hồ, trung tâm đưa vào khai thác “Không gian trưng bày hiện vật ngoài trời”; khai thác không gian trưng bày đá xây thành làm điểm check-in mới tại cổng Nam. Tổ chức các chương trình giáo dục di sản cho các em học sinh trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử của dân tộc, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo trong tuổi trẻ học đường thông qua các hoạt động học tập và vui chơi lành mạnh góp phần định hướng lối sống đẹp, ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của địa phương, quê hương, đất nước.
Hiện nay, giá vé tham quan vào di sản, đối với người lớn là 40.000 đồng/người; trẻ em (từ 8-15 tuổi) là 20.000 đồng/người; trẻ em dưới 8 tuổi được miễn phí giá vé tham quan. Giá vé cũng được linh hoạt thay đổi tùy vào thời điểm, đặc biệt dịp lễ, tết nhằm thu hút du khách đến với di sản.
Đặc biệt, vào dịp 30-4, 1-5, trung tâm đã xây dựng thêm sản phẩm du lịch trong khu vực di sản như trưng bày mô hình súng thần công và những cải cách của triều Hồ; lựa chọn và xây dựng điểm check-in tại bức tường thành phía Đông. Sắp tới, đưa vào điểm check-in Sen trong hồ cổ thành Nội. Hiện nay, giá vé tham quan vào di sản, đối với người lớn là 40.000 đồng/người; trẻ em (từ 8-15 tuổi) là 20.000 đồng/người; trẻ em dưới 8 tuổi được miễn phí giá vé tham quan. Giá vé cũng được linh hoạt thay đổi tùy vào thời điểm, đặc biệt dịp lễ, tết nhằm thu hút du khách đến với di sản.
Khi đến thăm di sản Thành Nhà Hồ, du khách tham quan trong khu vực nội thành gồm: Nhà trưng bày bổ sung - Trưng bày hiện vật ngoài trời - Không gian văn hóa nông nghiệp - Gian hàng trưng bày các sản phẩm từ cây Sâm báo - Cổng Nam - Khu trưng bày đá xây Thành Nhà Hồ. Tuyến di sản Thành Nhà Hồ - làng cổ gồm các điểm tham quan: Nhà trưng bày bổ sung - Đền thờ Bình Khương - check-in Sen trong hồ cổ thành Nội - Nhà cổ gia đình ông Phạm Ngọc Tùng - Chùa Linh Giang - Cổng Nam - Khu trưng bày đá xây thành. Tham quan văn hóa tâm linh vùng đệm dọc sông Mã gồm các điểm tham quan: Phòng Trưng bày bổ sung - Đền thờ Bình Khương - Chùa Linh Giang - Chùa Tường Vân (chùa Giáng) - Đàn Nam Giao - Cổng Nam - Khu trưng bày đá xây Thành Nhà Hồ.
Hiện nay, Thành Nhà Hồ nằm trong trục chính hành trình khách du lịch khi đi tham quan gồm: Sầm Sơn - Thành Nhà Hồ - Suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy); TP Thanh Hóa - Thành Nhà Hồ - Suối cá thần Cẩm Lương- Thác Mây (Thạch Thành); TP Thanh Hóa - Sầm Sơn - Thành Nhà Hồ - Khu du lịch Kim Sơn (Vĩnh Lộc); kết nối các di tích quốc gia đặc biệt như: Khu di tích đền Bà Triệu - Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân), Khu di tích đền thờ Lê Hoàn - Di sản Thành Nhà Hồ.
Gìn giữ di sản cho muôn đời sau.
Thời gian qua, song song với công tác quản lý, nghiên cứu, khai quật và bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ, công tác phát huy giá trị khu di sản đến với bạn bè trong nước và quốc tế đã được tỉnh Thanh Hóa, các ngành chức năng chú trọng, thực hiện hiệu quả. Mỗi năm di sản đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến thăm, tính đến đầu tháng 5-2023, đã có gần 80.000 lượt khách đến tham quan Thành Nhà Hồ, ước tính năm 2023 đón hơn 250.000 lượt khách. Đối tượng du khách cũng đa dạng, phong phú hơn, không chỉ có đối tượng khách nội tỉnh, ngoại tỉnh mà khách quốc tế ngày càng tăng.
Tính đến đầu tháng 5-2023, đã có gần 80.000 lượt khách đến tham quan Thành Nhà Hồ, ước tính năm 2023 đón hơn 250.000 lượt khách. Đối tượng du khách cũng đa dạng, phong phú hơn, không chỉ có đối tượng khách nội tỉnh, ngoại tỉnh mà khách quốc tế ngày càng tăng.
Ông Trịnh Hữu Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ cho biết: Với mục tiêu, phát triển du lịch di sản Thành Nhà Hồ theo hướng bền vững, có đóng góp thực sự quan trọng vào sự phát triển của địa phương, trở thành điểm tham quan trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa và cả nước, đưa Thành Nhà Hồ trở thành điểm du lịch quan trọng trên bản đồ phát triển du lịch quốc gia, trung tâm tiếp tục thực hiện hiệu quả các đề án nhằm khai thác phát triển du lịch Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ của UBND tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng phát triển loại hình du lịch đặc trưng thế mạnh vốn có như các lễ hội truyền thống; du lịch cộng đồng; tăng cường liên kết nội tỉnh, tạo thành các tuyến du lịch kết nối các điểm đến trong tỉnh. Đẩy mạnh chương trình giáo dục di sản, đưa khu di sản Thành Nhà Hồ trở thành điểm tham quan, học tập, nghiên cứu và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau. Phối hợp với UBND huyện Vĩnh Lộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ban ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch và Nhân dân trong vùng di sản. Khai thác các loại hình nghệ thuật, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch kết hợp với tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.
Cùng với đó, để di sản đến gần với du khách, trung tâm tiếp tục tuyên truyền đến người dân vùng di sản, để người dân hiểu và có hành vi ứng xử tốt đối với khách du lịch, bởi hoạt động du lịch không chỉ là tham quan tìm hiểu về di sản mà nó còn là hoạt động giao tiếp với người dân địa phương. Điều này sẽ tạo nên ấn tượng sâu sắc về di sản trong lòng du khách và tác động đến quyết định việc quay trở lại di sản ở những lần sau. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá với nhiều hình thức đa dạng, đồng thời tăng cường hợp tác với các địa phương có điều kiện tương đồng như Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình “Con đường di sản miền Trung” và “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ” nhằm phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch và nâng cao chất lượng nhân lực du lịch.
Nguồn: https://baothanhhoa.vn/