Thành Nhà Hồ, 22/12/2024

  • GIỜ THAM QUAN
    • Thời gian đóng/mở cửa
      • Mùa hè: từ 7h00 đến 17h30
      • Mùa đông: từ 7h00 đến 17h00
    • Mức thu phí
      • Người lớn: 40.000đ/lượt
      • Trẻ em (từ 7-12 tuổi): 20.000đ/lượt
    • Địa chỉ liên hệ
      • Văn phòng chính của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
      • Địa chỉ: Thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
      • Điện thoại: 02378.929.181 - 0984.766.852
      • Email: thanhnhahovietnam@gmail.com

  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 4

    Hôm nay: 94

    Đã truy cập: 1158511

Phỏng họa 3D Kinh thành Tây Đô thời nhà Hồ (năm 1397-1407).

Bối cảnh lịch sử: Thành Tây Đô (hay còn gọi là thành nhà Hồ, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Việt (cuối thời nhà Trần) và Đại Ngu (nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

       

       Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng một năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần.

       Trung tâm của kinh thành là Hoàng thành có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc – Nam dài 870,5m, chiều Đông – Tây dài 883,5m.

       Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thành cũng được CNN đánh giá là một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới

       Bố cục Kinh Thành Tây Đô

Mô hình kinh thành Tây Đô nhìn từ trên cao.

       Toàn cảnh thành Tây Đô. Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng một năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần.

       Theo chính sử, thành được xây dựng rất khẩn trương, chỉ trong 3 tháng. Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, một mặt là núi, ba mặt là sông, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ.

Toàn cảnh thành Tây Đô

       Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.

       La Thành nằm ở phía hữu ngạn sông Bưởi (ở phía Đông Nam) và tả ngạn sông Mã (ở phía Tây), có chu vi khoảng hơn 4k m, đắp bằng đất kết hợp vớ i việc trồng tre gai.

Nội Thành

       Thành là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn tường thành còn lại tương đối nguyên vẹn.

Hoàng thành nhìn từ hướng chính điện.

       Thành nội được xây dựng gần như hình vuông; có chu vi 3.508m; diện tích 142,2ha; tường thành chiều Nam – Bắc dài 870,5m; chiều Đông – Tây dài 883,5m. Thành nội có 4 cổng, được mở ở chính giữa của bốn bức tường thành. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày 1m, nặng khoảng từ 15 – 20 tấn.

Thành Nội

       Sử cũ chép, vào năm 1397, đất nước đứng trước nạn xâm lăng của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã lệnh cho quan Thượng thư Bộ Lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tĩnh đến thị sát vùng đất Thanh Hoá để xây dựng thành trì, chuẩn bị cho việc định đô. Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay thuộc xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là để tránh xa vùng trung tâm quyền lực của họ Trần tại Thăng Long.

Cấm Thành

       Kiến trúc nội thành Tây Đô

       Khu vực Cấm thành nằm ở trung tâm của tòa thành. Theo các tài liệu, Thành nội có các công trình kiến trúc như: điện Hoàng Nguyên, cung Nhân Thọ, cung Phù Cực, Đông cung, Đông Thái miếu, Tây Thái miếu… Tuy nhiên, hiện nay Thành nội chỉ còn lại một số di tích và di vật như: phần tường thành, bốn cổng thành, dấu tích các hồ nước, đôi rồng bậc thềm làm bằng đá với những nét điêu khắc rất tinh xảo, nền móng kiến trúc Thành nội, đường lát đá Hoa Nhai, bi đá, đạn đá, đồ gốm sứ, khuôn viên cổng Nam và các hiện vật có giá trị đặc trưng cho văn hóa Trần – Hồ.

Cấm Thành nhà Hồ – 2

       Khu vực trục thần đạo của hoàng thành. Chính giữa hoàng thành là nền vua và chính điện thiết triều. Phía sau là cung Nhân Thọ, cung Phù Cực.


Cấm Thành Tây Đô – 4

       Chính điện thiết triều nhìn từ sân rồng. Năm 2004, Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) cùng với khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã tiến hành khai quật 32m, phát lộ các lớp nền và chân tảng, dấu vết của các kiến trúc hoàng cung đang được bảo tồn nguyên vẹn.

Chính điện

       Trong các phế tích đáng chú ý phía trước chính điện Hoàng Nguyên có chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m. Hai tượng rộng ngày nay đều còn nhưng đã bị phá mất đầu, chỉ còn phần thân rồng nằm trên trục đường Hoàng gia chạy dọc từ cổng Nam đến cổng Bắc.

Điện Hoàng Nguyên thành Nhà Hồ

       Phía đông Cấm thành là Đông cung Thái tử, Đông Thái miếu… Viết về Thành Nhà Hồ trong Đại Việt Sử ký toàn thư chỉ có trên dưới mười trang ghi chép về những kiến trúc hoàng cung bên trong toà thành được mô tả nguy nga không kém gì với kinh thành Thăng Long

Đông Cung, Thái Miếu thành nhà Hồ

       Khu vực Hậu cung của Cấm thành. Phía sau là cổng Bắc, chỉ có một cửa. Cửa Bắc rộng 5,8m, cao khoảng 5,4m. Bao quanh các bức tường thành đồ sộ là hệ thống hào thành, như thường thấy ở các tòa thành Đông Á. Ngày nay, nhiều phần của hào thành đã bị lấp cạn. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy rất rõ dấu tích của hào thành ở bốn phía với chiều rộng trung bình 50m.

Hậu cung cấm thành Tây Đô

       Hoàng thành nhìn từ Cổng Nam. Trục chính của thành không theo đúng hướng Bắc Nam, nhưng các cổng vẫn được gọi tên theo bốn hướng chính: cổng Nam, cổng Bắc, cổng Đông, cổng Tây (hay còn gọi là: Tiền, Hậu, Tả, Hữu). Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng Nam là cổng chính dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Có ba cửa: cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m; hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m.

Cổng nam Hoàng Thành Tây Đô


       Đàn Nam Giao

       Đàn Nam Giao hay đàn Nam Giao nhà Hồ là một di tích thuộc khu di tích thành nhà Hồ. Xưa kia đây là nơi hàng năm triều nhà Hồ tiến hành lễ tế trời, cầu cho quốc thái, dân an hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ.

       Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi:

       “Nhâm Ngọ (1402), tháng 8, Hán Thương sai đắp đàn Nam Giao ở núi Đốn Sơn để làm lễ tế Giao; đại xá thiên hạ. Ngày hôm tế, Hán Thương ngồi trên kiệu Vân Long do cửa nam đi ra.”

       Đàn Nam Giao thời nhà Hồ có diện tích khoảng hơn 2 ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án là “cánh đồng Nam Giao”. Tại đây có những dấu tích kiến trúc của các cấp nền bao (nền Thượng, nền Trung, nền Hạ). Vật liệu kiến trúc chính để xây dựng đàn là đá xanh và nhóm vật liệu bằng đất nung (gạch, ngói…). Hiện còn dấu tích con đường linh đạo được lát bằng những phiến đá xanh mài nhẵn, mà trước kia vua đi trên con đường này để vào khu vực tế chính.

       Một công trình được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là Giếng Vua, còn gọi là Ngự Dục, Ngự Duyên. Giếng có hình vuông, được kè đá theo các cấp bậc nhỏ dần vào lòng. Ở độ sâu khoảng 10m so với nền đàn trung tâm, các nhà khảo cổ đã tìm ra mạch nước của giếng cổ.

 

       Bến Ngự – Nơi tập trung thủy binh

       Nằm ở phía Tây Nam của Hoàng thành là Bến Ngự nằm bên bờ sông Mã. Đây cũng là nơi tập trung thủy binh bảo vệ kinh thành.

Bến Ngự thành nhà Hồ

       Chiên thuyền Mông Đồng tuần tra trên sông Mã, phía xa là Hoàng thành Tây Đô.
       Ngày nay Thành Nhà Hồ đã và đang được từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm trước hết là khôi phục và gìn giữ một công trình kiến trúc độc đáo đã có trên 600 năm và là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến Thanh Hóa.

Nguồn: https://daivietcophong.com/

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH NHÀ HÔ

Địa chỉ: Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Điện thoại: 02378.929.181 - Email: thanhnhahovietnam@gmail.com

Website hiện đang trong quá trình thử nghiệm