Thành Nhà Hồ, 27/07/2024

  • GIỜ THAM QUAN
    • Thời gian đóng/mở cửa
      • Mùa hè: từ 7h00 đến 17h30
      • Mùa đông: từ 7h00 đến 17h00
    • Mức thu phí
      • Người lớn: 40.000đ/lượt
      • Trẻ em (từ 7-12 tuổi): 20.000đ/lượt
    • Địa chỉ liên hệ
      • Văn phòng chính của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
      • Địa chỉ: Thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
      • Điện thoại: 02378.929.181 - 0984.766.852
      • Email: thanhnhahovietnam@gmail.com

  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 10

    Hôm nay: 160

    Đã truy cập: 1074164

Lễ Thượng nêu tại tòa thành đá hơn 600 năm tuổi

Chiều 1/2, hàng trăm học sinh cùng đông đảo người dân địa phương và du khách đã dự lễ Thượng nêu - thả cá ông Công ông Táo tại Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa).

              Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tổ chức. Năm nay, lễ Thượng nêu - thả cá ông Công có sự tham gia của khoảng 1.000 học sinh trên địa bàn vùng di sản cùng đông đảo người dân địa phương và du khách.

Lễ Thượng nêu - thả cá ông Công ông Táo tại Di sản Thành nhà Hồ

       Lễ Thượng nêu (còn gọi là lễ Thượng tiêu, dựng nêu) là phong tục truyền thống của người Việt, báo hiệu một năm mới bắt đầu. Lễ Thượng nêu thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp, sau ngày ông Công ông Táo và khi hạ cây nêu cũng là lúc người nông dân xuống đồng cày cấy vào mùng 7 tháng Giêng.

       Trong các triều đại quân chủ Việt Nam, tục dựng cây nêu được đưa vào hoàng cung và sử dụng như một phong tục, điển chế của Triều đình. Khi lễ Thượng nêu thực hiện là thông báo thời khắc năm mới đã đến, triều đình sẽ tạm dừng mọi hoạt động và chỉ tập trung đón Tết. Đồng thời nghi lễ Thượng nêu cũng thể hiện sự cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi phát triển, người dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Lễ Thượng nêu chào năm mới tại Di sản Thành nhà Hồ.

       Trong khi đó, tục thả cá chép ngày Tết ông Công ông Táo là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. Theo quan niệm của người xưa, ông Công ông Táo không chỉ là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ mà còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

       Xuất phát từ ý nghĩa tốt đẹp đó, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ thực hiện nghi lễ thả cá chép trong Nội thành, với ý nghĩa tổng kết một năm hoạt động với nhiều thành công và kết quả tốt đẹp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản Thành Nhà Hồ.

Rất đông học sinh các trường trên địa bàn vùng di sản tham dự.

       Đồng thời, mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với Nhân dân và vùng đất vốn đã từng là kinh đô của Vương triều Hồ trong sử sách. Qua đó đưa Di sản thực sự đến gần hơn với nhiều tầng lớp và du khách trong nước cũng như quốc tế.

       Ngoài lễ Thượng nêu và thả cá ông Công ông Táo, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cũng tổ chức chương trình Giáo dục Di sản - Rung chuông vàng với chủ đề “Âm vang cố đô” tại khuôn viên cổng Nam Di sản Thành nhà Hồ.

       Ngoài thực hiện lễ Thượng nêu, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ còn tổ chức lễ thả cá chép Tết ông Công ông Táo.

Lễ thả ông Công ông Táo tại Di sản Thành nhà Hồ.

       Theo đại diện lãnh đạo Trung tâm, đây là một trong những hoạt động đổi mới thường xuyên của Trung tâm trong thời gian qua nhằm mang Di sản vào đời sống cộng đồng. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá những giá trị độc đáo, đặc trưng văn hóa của Di sản Thành nhà Hồ và vùng đất Tây Đô tới bạn bè trong nước và quốc tế.

       Bên cạnh đó, chương trình rung chuông vàng với chủ đề “Âm vang cố đô” cũng là sân chơi tri thức bổ ích, góp phần bổ trợ kiến thức về lịch sử, văn hóa cho học sinh các cấp học. Từ đó, đưa di sản trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của địa phương và khu vực.

Học sinh tham gia lễ Thượng nêu và thả ông Công ông Táo tại Di sản Thành nhà Hồ.

       Trong khuôn khổ chương trình, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cũng phối hợp với Trường THPT Vĩnh Lộc tổ chức trao giải thưởng cuộc thi xây dựng video giới thiệu về Di sản Thành Nhà Hồ với chủ đề Di sản Thành Nhà Hồ trong tôi.

       Nguồn: https://ngaymoionline.com.vn/

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH NHÀ HÔ

Địa chỉ: Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Điện thoại: 02378.929.181 - Email: thanhnhahovietnam@gmail.com

Website hiện đang trong quá trình thử nghiệm