Những cổ vật khắc hình tượng rồng có niên đại hơn 600 năm ở di sản thế giới
Những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (ở huyện Vĩnh Lộc) đã đón hàng nghìn lượt du khách đến tham quan, vãn cảnh. Tại đây, ngoài khám phá sự kỳ vĩ của công trình bằng đá, du khách còn được chiêm ngưỡng những cổ vật khắc hình tượng rồng cách đây hơn 600 năm.
Thành nhà Hồ (ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) - một công trình kỳ vĩ bằng đá cách đây hơn 600 năm. Ảnh: Quách Du
Trong những ngày Tết Nguyên đán Giáp thìn 2024, du khách đến tham quan Thành nhà Hồ đã được chiêm ngưỡng những cổ vật có khắc hình tượng rồng hơn 600 năm tuổi. Ảnh: Quách Du
Hũ tiền đồng khắc hình tượng rồng. Ảnh: Quách Du
Đầu rồng thế kỷ 14 - 15. Ảnh: Quách Du
Lá đề cân trang trí hình rồng thế kỷ 14 - 15. Ảnh: Quách Du
Lá đề lệch trang trí hình rồng thế kỷ 14 - 15. Ảnh: Quách Du
Đầu phượng làm bằng đất nung thời Trần - Hồ (thế kỷ 14-15). Ảnh: Quách Du
Hiện nay, trong khu nội thành của Thành nhà Hồ còn có hai tượng rồng bằng đá bị mất đầu. Ảnh: Quách Du
Bức tường thành phía Tây Thành nhà Hồ được bảo tồn khá nguyên vẹn, với những khối đá nặng hàng tấn xếp chồng lên nhau. Ảnh: Quách Du
Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397. Đây là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất Việt Nam và thế giới. Nơi đây từng được xem là kinh đô, trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ. Trải qua hơn 600 năm, khu vực Hoàng Thành của công trình đồ sộ này vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Nguồn: https://laodong.vn