Thành Nhà Hồ, 19/05/2024

  • GIỜ THAM QUAN
    • Thời gian đóng/mở cửa
      • Mùa hè: từ 7h00 đến 17h30
      • Mùa đông: từ 7h00 đến 17h00
    • Mức thu phí
      • Người lớn: 40.000đ/lượt
      • Trẻ em (từ 7-12 tuổi): 20.000đ/lượt
    • Địa chỉ liên hệ
      • Văn phòng chính của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
      • Địa chỉ: Thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
      • Điện thoại: 02378.929.181 - 0984.766.852
      • Email: thanhnhahovietnam@gmail.com

  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 6

    Hôm nay: 648

    Đã truy cập: 1029742

Giáo dục Di sản ngày càng khởi sắc và tạo nhiều ấn tượng tại Di sản Thành Nhà Hồ

Lịch sử không chỉ là quá khứ, mà còn chứa đựng những giá trị quý báu mà cha ông đã để lại, cần được phát huy, trao truyền qua nhiều thế hệ. Nhận thức rõ điều này, những hoạt động nhằm khơi dậy niềm yêu thích lịch sử cho học sinh đã được tỉnh Thanh Hóa quan tâm thực hiện trong thời gian qua.

      

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa khẳng định tầm quan trọng của mục tiêu giáo dục văn hóa địa phương

thông qua các môn học, đặc biệt là qua các hoạt động trải nghiệm sinh động, hấp dẫn

        Với ý nghĩa ” Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống “, và mô hình ” Trường học gắn với Di sản Văn hóa”, đồng thời giúp các em học sinh có những tương tác thực tiễn, trải nghiêm thú vị, định hướng lối sống đẹp, ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa địa phương, quê hương, đất nước. Đa dạng hóa các hoạt động di sản văn hóa, lan tỏa mạnh mẽ và tạo sức sống bền vững cho di sản trong cộng đồng.

       Thời gian qua, các hoạt động giáo dục di sản ở Thành Nhà Hồ ngày càng tạo nhiều ấn tượng tốt đẹp trong các cấp trường học trên địa bàn, ươm mầm tình yêu Di sản trong thế hệ trẻ.

       Nhiều hoạt hoạt động giáo dục Di sản thiết thực như: Cùng khám phá Thành Nhà Hồ được xây dựng như thế nào và lễ thượng nêu tết xưa; E làm nhà Khảo cổ học; Cuộc thi ảnh, video đẹp; Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ và tôi; Rung chuông vàng: Âm vang cố đô…

Nhiều chương trình về nguồn cho các em học sinh đã được tổ chức trong năm qua.

       Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc) tổ chức chương trình giáo dục di sản: “ Em là nhà khảo cổ học” với chủ đề: “Thành Nhà Hồ – Di sản cho mai sau”, tại khuôn viên cổng Nam di sản Thành Nhà Hồ.

       “Em làm nhà khảo cổ học” là chương trình giáo dục di sản lý thú. Đây là sân chơi thú vị dành cho các em học sinh tiểu học và THCS, với những trải nghiệm thực tế tại khu di sản.

       Chương trình gồm 2 hoạt động: Tham quan, tìm hiểu Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ; học sinh trải nghiệm thực hành một số kỹ năng khai quật khảo cổ tại di tích như: cách thức mở hố khai quật, làm sạch mặt bằng di tích, làm quen với các dụng cụ khai quật như cuốc, xẻng, thước, chổi lông, máy ảnh, sổ nhật ký…, chỉnh lý đánh số và phân loại hiện vật.

       Những trò chơi thú vị đã giúp các em hiểu được phần nào công việc tìm tòi và bảo quản những giá trị lịch sử – văn hóa của dân tộc. Đây là cách “vừa chơi, vừa học” hào hứng và phù hợp với lứa tuổi để các em đến với di sản và thêm yêu di sản quê hương.

Học sinh sẽ được trải nghiệm thực tế thông qua những bài học ý nghĩa.

       Thông qua chương trình nhằm tích cực góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, và mô hình “Trường học gắn với Di sản văn hóa”. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử của dân tộc, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo trong tuổi trẻ học đường thông qua các hoạt động học tập và vui chơi lành mạnh, góp phần định hướng lối sống đẹp, ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của địa phương, quê hương, đất nước. Từ đó, đa dạng hóa các hoạt động giáo dục di sản văn hóa, lan tỏa mạnh mẽ và tạo sức sống bền vững cho di sản trong cộng đồng.

       “Có thể nói, giáo dục truyền thống yêu nước là một trong những nội dung vô cùng quan trọng. Nhà trường cũng đã chỉ đạo đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn tổ chức rất nhiều những hoạt động để góp phần giáo dục lòng yêu nước và truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam. Ví dụ như tổ chức các buổi ngoại khóa hay các hoạt động trải nghiệm như trải nghiệm một ngày làm chiến sĩ hay chương trình theo dấu chân người lính”.

       Ông Nguyễn Bá Linh, giám đốc Giám đốc trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cho biết: “ Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm đem di sản văn hóa đến gần hơn với công chúng là một trong những chiến lược của trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ trong công cuộc đưa di sản văn hóa vào chương trình học đường.”

       Với hàng loạt chương trình, tổ chức để các em học sinh trong cũng như ngoài tỉnh đến với di sản. Qua đó tìm hiểu những thông tin, kiến thức về di sản… những chương trình di sản như “Cùng khám phá Thành Nhà Hồ được xây dựng như thế nào và lễ thượng nêu tết xưa”; “E làm nhà Khảo cổ học”; “Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ và tôi” đã tái hiện những hoạt động văn hóa, mang đậm bản sắc cổ truyền của dân tộc, bồi đắp thêm ý thức, tình thân yêu nước, lòng tự hảo dân tộc, yêu di sản văn hóa, hướng đến cội nguồn cho thế hệ học sinh mai sau, trong hành trình di sản hướng tới cội nguồn của dân tộc. Ông Linh cho biết thêm.

       Theo các chuyên gia về di sản, qua những trải nghiệm từ thực tế, các em tiếp thu nhiều điều bổ ích, nâng cao tinh thần tập thể, nề nếp, kỷ luật, biết quan sát thế giới xung quanh, có hiểu biết cơ bản về giá trị di tích, di sản văn hóa, rèn luyện nhiều kỹ năng… Bằng việc gợi mở vấn đề, đặt câu hỏi, tạo cho các em cơ hội tự khám phá, tự trải nghiệm. Thế nên, vai trò của giáo viên, đặc biệt là những người làm công tác quản lý di tích, các hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm rất quan trọng. Họ không những phải nghiên cứu di sản để tìm ra khía cạnh phù hợp với trải nghiệm của từng lứa tuổi học sinh, mà còn phải luôn trau dồi và tự làm mới cách truyền đạt, giới thiệu, làm mới chính những câu chuyện kể để dẫn dắt, gợi cảm hứng tìm hiểu cho học sinh.

       Một số hình ảnh hoạt động trải nghiệm với mô hình ” Trường học gắn với Di sản Văn hóa” tại Di sản Thành Nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa:

       Nguồn: https://tapchigiaochuc.com.vn/

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH NHÀ HÔ

Địa chỉ: Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Điện thoại: 02378.929.181 - Email: thanhnhahovietnam@gmail.com

Website hiện đang trong quá trình thử nghiệm