Thành Nhà Hồ, 27/07/2024

  • GIỜ THAM QUAN
    • Thời gian đóng/mở cửa
      • Mùa hè: từ 7h00 đến 17h30
      • Mùa đông: từ 7h00 đến 17h00
    • Mức thu phí
      • Người lớn: 40.000đ/lượt
      • Trẻ em (từ 7-12 tuổi): 20.000đ/lượt
    • Địa chỉ liên hệ
      • Văn phòng chính của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
      • Địa chỉ: Thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
      • Điện thoại: 02378.929.181 - 0984.766.852
      • Email: thanhnhahovietnam@gmail.com

  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 14

    Hôm nay: 239

    Đã truy cập: 1074243

Lễ hội Trần Khát Chân trên vùng đất Tây Đô

Ngày 31/5/2024 (tức 24/4 năm Giáp Thìn) tại di tích Đền Tam Tổng xã Vĩnh Tiến và Đền Trần Khát Chân thị trấn Vĩnh Lộc nằm trong quần thể khu di sản Thành Nhà Hồ diễn ra lễ kỷ niệm 625 năm ngày mất của Thượng tướng quân Trần Khát Chân.

 
       Theo sách Đại Việt Sử Ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên ghi: Trần Khát Chân sinh năm 1370 (năm Thiệu Khánh thứ nhất), vốn là người Hà Lãng (Hà Lương) huyện Vĩnh Ninh (nay là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) làm tướng triều Trần được phong đến chức Thượng tướng quân.
 
       Trần Khát Chân là vị tướng tài, hết mực trung thành với nhà Trần. Sau chính biến tại “hội thề Đốn Sơn” vào ngày 24/4/1399, Trần Khát Chân cùng 370 vương hầu tôn thất nhà Trần bị hành quyết dưới chân núi Đún Sơn. Xót thương cho vị tướng tài ba, nhân dân đã đóng góp công sức, tiền của xây dựng đền để làm nơi thờ tự ông, tương truyền bàn thờ trong đền ở ngay trên mộ nên người ta vẫn gọi là “Thượng sàng hạ mộ”.
 
       Đền thờ tọa lạc bên sườn núi Đốn Sơn, thuộc thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, cách Thành nhà Hồ 2,5 km về phía Đông Nam. Ngôi đền được xây dựng trên một vị trí địa lý sơn thủy hữu tình, người xưa đã tạo nền một khu đền thiêng nằm dưới tán một quần cây đại thụ, trong đó có 7 cây được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là 7 cây Di sản, là bằng chứng lịch sử gắn với không khí thiêng liêng của hội thề Đốn Sơn năm 1399 và cái chết của 370 người tại sự kiện này.
 
       Tên tuổi của Thượng tướng quân Trần Khát Chân mãi mãi lưu danh sử vàng dân tộc. Ngày nay tên của ông được đặt tên trường, đường phố, trên cả nước có rất nhiều nơi thờ, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 70 nơi lập đền thờ ông. Riêng ở huyện Vĩnh Lộc – quê hương của Thượng tướng quân có 3 nơi thờ đó là đền Trần Khát Chân thị trấn Vĩnh Lộc, đền Tam Tổng thôn phố Mới xã Vĩnh Tiến và Chùa Hoa Long xã Vĩnh Thịnh. 
 
       Có thể nói Lễ hội Trần Khát Chân được tổ chức hàng năm là hoạt động văn hóa, sinh hoạt tâm linh thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ.
 
       Một số hình ảnh tại Lễ hội:
 
 
Đồng chí: Trịnh Trọng Trung - Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Lộc
đọc diễn văn tóm tắt tiểu sử, thân thế, sự nghiệp Đức Thánh Lưỡng Trần Khát Chân (tại đền thờ Trần Khát Chân, thị trấn Vĩnh Lộc)
 
 
 
Đại biểu dự lễ hội tại đền Tam Tổng (xã Vĩnh Tiến)
 
 
Các đại biểu dâng hương tại đền Tam Tổng (Xã Vĩnh Tiến)
 
 
 
 
       Tin: Triệu Hương
       Ảnh: Triệu Hương & Vũ Yến
       Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
 
       
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH NHÀ HÔ

Địa chỉ: Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Điện thoại: 02378.929.181 - Email: thanhnhahovietnam@gmail.com

Website hiện đang trong quá trình thử nghiệm