Thành Nhà Hồ, 24/04/2024

  • GIỜ THAM QUAN
    • Thời gian đóng/mở cửa
      • Mùa hè: từ 7h00 đến 17h30
      • Mùa đông: từ 7h00 đến 17h00
    • Mức thu phí
      • Người lớn: 40.000đ/lượt
      • Trẻ em (từ 7-12 tuổi): 20.000đ/lượt
    • Địa chỉ liên hệ
      • Văn phòng chính của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
      • Địa chỉ: Thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
      • Điện thoại: 02378.929.181 - 0984.766.852
      • Email: thanhnhahovietnam@gmail.com

  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 13

    Hôm nay: 466

    Đã truy cập: 1011348

Nhà trưng bày bổ sung
       Nhà trưng bày bổ sung di sản thế giới Thành Nhà Hồ là địa điểm trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ và Đàn tế Nam Giao Tây Đô. Nhiều hiện vật tiêu biểu gắn với quá trình ra đời, tồn tại và phát triển triều đại Nhà Hồ trong lịch sử của nền văn minh Đại Việt như: Bi đá, đạn đá, gạch xây thành có khắc minh văn, Đầu chim Phượng, Thống Đất Nung và cả đá xây thành...được sưu tầm, bảo quản và trưng bày phục vụ tham quan tại nhà trưng bày này, góp phần cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về di sản thế giới độc đáo này.
 
       Trưng bày các nhóm hiện vật tiêu biểu:
 
       - Vật liệu trang trí kiến trúc:
 
       Trong các đợt khai quật tại Thành Nhà Hồ và Đàn tế Nam Giao các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều vật liệu trang trí kiến trúc bằng đất nung với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau như: Ngói mũi sen (đơn và kép); ngói mũi lá; ngói âm dương; ngói trang trí; ngói bít đốc; ngói bò…lá đề lệch, lá đề cân, tượng chim uyên ương…. có niên đại cuối thế kỷ XIV đầu XV vừa có nguồn gốc từ Thăng Long dưới thời Lý – Trần, vừa được gia công chế tác tại chỗ. Các vật liệu trang trí kiến trúc này chính là sự hội tụ, kết tinh trí tuệ và tinh hoa văn hóa Đại Việt trong chiều dài lịch sử dân tộc. Điều này cũng minh chứng cho sự tồn tại đa dạng văn hóa trong một không gian di sản và sự chuyển tiếp văn hóa trong quá trình tồn tại nền văn minh các triều đại trong lịch sử kinh đô, đánh dấu một giai đoạn chuyển tiếp một vùng đất sang một giai đoạn mới trở thành chốn kinh kỳ của đất nước.
 
       - Vật liệu xây dựng:
 
       Đá là vật liệu chủ yếu để xây thành, nhưng bên cạnh đó phải kể đến một loại vật liệu kiến trúc rất quan trọng đó là gạch. Đây là những viên gạch dùng vào việc xây thành.Vì thế trước đây, để phục vụ cho công tác phòng thủ quân sự thì phía trên tường thành đá nhà Hồ còn cho xây lớp tường bằng gạch. Sách: Đại Việt Sử ký toàn thư ghi lại sự kiện năm Tân Tỵ (1401): “ Hán Thương hạ lệnh cho các lộ nung gạch để dùng vào việc xây thành. Trước đây xây thành Tây Đô, tải nhiều đá tới xây, ít lâu sau bị sụp đổ, đến đây mới xây trên bằng gạch, dưới bằng đá”.
 
       Đa phần trên các viên gạch đều có in, khắc chữ Hán – Nôm ghi địa danh làng, xã sản xuất gạch dùng vào việc xây thành. Đến nay, qua nghiên cứu, sưu tầm Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát hiện trên 300 địa danh hành chính trong cả nước đóng góp xây dựng Thành Nhà Hồ. Tiêu biểu như các địa danh như: Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân của tỉnh Thanh Hóa và đặc biệt còn có sự đóng góp của những tỉnh ngoài như: Tuyên Quang, Hưng Yên…  Đây cũng là địa điểm cung cấp các kiểu loại ngói mũi sen đặc sắc phong phú nhất trong các di tích thời Trần – Hồ ở Việt Nam, chứng tỏ nhà Hồ đã huy động sức dân rộng rãi trong việc xây thành, đồng thời cũng minh chứng cho tinh thần đoàn kết của nhân dân ta và sự linh hoạt của nhà Hồ trong việc xây dựng kinh đô. Điều đó cũng lý giải một phần tại sao thành được xây dựng trong vòng 3 tháng.
 
       Đặc biệt một số viên gạch có tên trùng với một số gạch phát hiện tại hoàng thành Thăng Long như: Giang Tây quân, Giang Tây chuyên... chứng tỏ việc huy động nguồn nguyên vật liệu từ Thăng Long về xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hóa. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư ghi chép sự kiện này như sau: “Hồ Quý Ly sai Hành khiển Lương Nguyên Bưu dỡ gạch, ngói, gỗ ở cung điện Thụy Chương, Đại An giao cho các châu Từ Liêm, Nam Sách vận chuyển về xây dựng kinh đô mới”.
 
       - Vũ khí quân sự
 
       Nhà Hồ rất coi trọng công cuộc phòng thủ đất nước. Thần cơ pháo và Cổ lâu thuyền là hai phát minh lớn nhất về vũ khí và trang bị quân đội thời Hồ. Đó là kết quả sáng tạo của nhà sáng chế tài giỏi Hồ Nguyên Trừng và khả năng kỹ thuật của những người thợ thủ công thời đó.
 
       Đạn đá: Trong đợt khai quật lần thứ 4 (năm 2011) đường Hòe Nhai (đường Hoàng Gia – Cổng Nam) đã thu được lượng hiện vật rất lớn đặc biệt đã phát hiện được một số lượng lớn đạn đá.
       
        Đạn đá có dạng hình tròn, chất liệu được làm chủ yếu từ đá vôi, ngoài ra một số viên còn được làm từ đá cuội, sa thạch..., được chế tác bằng các kỹ thuật ghè đẽo, làm nhẵn... Đây là loại đạn đã được phát hiện khá nhiều trong những đợt khai quật trước ở Thành Nhà Hồ. Những viên đạn này dùng trong súng thần công.
 
       Bi đá: Hiện nay khi nghiên cứu về loại hiện vật này có hai quan điểm đưa ra: 
 
       Thứ nhất:  Đây là phương tiện vận chuyển đá
 
       Các nguồn tư liệu dân gian và điều tra thực địa đưa đến giả thuyết về một quy trình vận chuyển các khối đá khổng lồ này về nơi xây dựng chắc chắn phải là một quy trình được tổ chức hết sức hợp lý, và đầy sáng tạo như sau: Để vận chuyển đá từ những nơi khai thác xa, người xưa đã sử dụng bè làm phương tiện vận chuyển đá trên sông Mã ở phía Tây của thành, bên cạnh đó cho xây dựng một tuyến đường thi công từ bến đá về đến tường thành. Hiện nay, dấu tích của bến đá, con đường vận chuyển đá ở thôn Tây Giai xã Vĩnh Tiến vẫn còn.
 
       Khi vận chuyển người xưa xếp trên mặt đường dày đặc các con lăn làm bằng gỗ cứng và đá cứng. Xen kẽ giữa các con lăn được xếp chèn các viên bi đá. Các phiến đá được kéo đẩy qua bề mặt các con lăn và bi đá như một băng chuyền. Để các phiến đá trượt đúng lòng đường, người xưa bố trí một lực lượng người thật khoẻ và các đòn xeo đi 2 bên để kịp thời chèo lái cho các phiến đá trượt đúng lòng đường. Các phiến đá nhỏ dùng người vận chuyển, phiến đá nặng thì dùng voi để kéo.
 
       Thứ 2: Đây là loại đạn quân sự dùng trong súng bắn đá được nhà Hồ sử dụng. 
 
       Cấu tạo của súng là dùng nguyên lý đòn bảy và tính đàn hồi của cần để bắn đá đi. Gồm: Giá chắc chắn bằng gỗ chôn chặt xuống đất hoặc đặt trên xe di động, có một cần còn được gọi là Sảo gắn với giá trục ngang. Đầu trên của cần buộc nhiều dây da bền chắc. Mỗi đầu dây có từ 1 đến 2 người kéo khi bắn, đầu dưới cần được buộc các giỏ đựng đá hoặc một khối đá lớn làm đối trọng. Số lượng đá và khối lượng đá làm đối trọng tùy thuộc vào khoảng cách bắn xa, gần.
 
       Ngoài đạn đá, trong quá trình khai quật phát hiện nhiều loại vũ khí quân sự khác như: Mũi tên sắt, mũi giáo sắt, chông sắt bốn cạnh…
 
       - Đồ gia dụng:
 
       Trong quá trình khai quật tại Thành nhà Hồ và Đàn tế Nam giao cũng như sưu tầm hiện vật, Trung tâm BTDS Thành Nhà Hồ thu được rất nhiều hiện vật gốm men như: bát, đĩa, âu, tước…với dòng men ngọc, men trắng ngà, men nâu, men trắng vẽ lam trang trí hoa mai, hoa mẫu đơn, hoa dây có niên đại cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đây là những đồ dùng trong nghi lễ và phục vụ sinh hoạt./.
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH NHÀ HÔ

Địa chỉ: Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Điện thoại: 02378.929.181 - Email: thanhnhahovietnam@gmail.com

Website hiện đang trong quá trình thử nghiệm